viết về 2 dòng nhạc VN trước và sau 75
Về âm nhạc, từ 38 năm nay, thành thật và công bình mà nói, chúng ta có thấy sự
tiến triển nào trong bộ môn này không, hay là một sự tụt lùi tệ hại từ năm 75
đến nay, hay nói một cách khác âm nhạc Việt Nam đã chết sau 75.
Nhìn lại ngày khởi đầu của nền âm nhạc Việt Nam, từ những ca khúc đầu tiên
mà những bậc tiên liệt của nền âm nhạc để lại – được gọi là nhạc cải cách – như
Một kiếp hoa (Nguyễn văn Tuyên & Nguyễn văn Cổn), Khúc yêu đương (Thẩm
Oánh) Bình minh (Nguyễn Xuân Khoát), Bản đàn xuân (Lê Thương), Tâm hồn anh tìm
em (Dương Thiệu Tước), Bóng ai qua thềm (Văn Chung), Cùng nhau đi Hồng Binh
(Đinh Nhu), Thu trên đảo Kinh Châu (Lê Thương)…, chúng ta thấy, dù đã ra đời
hơn 80 năm nay, còn phôi thai, nhưng âm nhạc VN thuở đó nghe rất có hồn nhạc,
lời lẽ tuy không trau chuốt văn chương, nhưng không khó nghe và lai căng như
bây giờ. Chẳng hạn như bài “Thu trên đảo Kinh Châu” của Lê Thương, một bài âm
hưởng nhạc Nhật thời đó, tuy được sọan sau, nhưng cũng được coi như là một
trong những ca khúc đầu tiên của gia tài âm nhạc Việt Nam.
Nhắc lại để chúng ta thấy rằng tuy là những ca khúc đầu tiên, khởi thủy của
nền âm nhạc Việt Nam, nhưng dù đã 83 năm qua, vẫn còn nghe được, hơn nhạc bây
giờ. Chứng minh điều đó là gần một thế kỷ qua mà người ta còn nhớ ca khúc “Thu
trên đảo Kinh Châu” của Lê Thương.
Tiếp theo thời kỳ âm nhạc phôi thai, hay âm nhạc cải cách, đó là giai đọan
nhạc được gọi là nhạc tiền chiến mà tôi nghĩ rằng vài trăm năm sau đi nữa, vẫn
còn được nhắc nhở tới. Những tác giả như Văn Cao, Đặng Thế Phong, Hoàng Giác,
Dzoãn Mẫn, Hoàng Quý, Nguyễn văn Thương, Phan Huỳnh Điểu, Nguyễn văn Tý, Dương
Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Lê Thương… đã để lại cho chúng ta một gia sản âm nhạc đồ
sộ, chỉ trong vòng có 20 năm ngắn ngủi. Nhắc lại những bài như:
“Tiếng ai hát
chiều nay vang lừng trên sóng
Nhớ Lưu Nguyễn
ngày xưa lạc lối đào nguyên…”
Hoặc:
Suối mơ, bên
rừng thu vắng
Giòng sông
trôi lững lờ ngoài nắng…”
Hay:
Ngoài hiên
giọt mưa thu thánh thoát rơi
Trời lắng u
buồn, mây hắt hiu ngừng trôi…”
Hoặc như:
“Biệt ly, nhớ
nhung từ đây
Chiếc lá rơi theo heo may…”
Chúng ta nghe
âm điệu sao mà du dương, uyển chuyển, tha thiết, thấm vào lòng người. Còn lời
ca sao mà lãng mạn, yêu đương, tình tứ ngọt ngào đến như thế.
Rồi bước qua
giai đọan nhạc kháng chiến (nhạc cách mạng), một lọai nhạc hừng hực lửa của
thời toàn dân đứng lên đánh đuổi thực dân. Những tác giả tiêu biểu cho lại nhạc
hùng tráng như đánh thẳng vào lòng người này có Phạm Duy, Văn Cao, Lưu
Hữu Phước, Hoàng Quý, Lê Yên, Phạm Duy Nhượng, Phạm Đình Chương, Văn Giảng…
Nhưng phải công nhận rằng Phạm Duy là người có tác phẩm âm nhạc cổ súy tinh
thần tranh đấu bài thực nhiều nhất, hay nhất. Làm sao mà chúng ta quên được, dù
1000 năm sau, những âm điệu và lời ca như:
Ngày bao hùng
binh tiến lên
Bờ cõi
vang lừng câu quyết chiến…”
Hoặc man mác
căm hờn, như:
“Chiều qua,
tôi đi qua vùng chiếm đóng
Không bóng
trâu cày bên đồng
Vắng tiếng heo
gà trên sân
Chiều qua,
gánh nước cho Vệ Quốc Quân
Nghe tiếng o
nghèo kể rằng:
Quân thù về đây đốt làng…”
Rồi 1954 ập đến, chia hai nền âm nhạc, một nửa phát triển mạnh mẽ tự do, phóng khoáng và một nửa phát triển theo
định hướng. Một số đông nhạc sĩ sáng tác ở
miền Bắc ngày trước đã cùng chung với những nhạc sĩ sáng tác trong giai đoan
54-63, kết hợp thành một lực lượng sáng tác mạnh
nhất, vững chải nhất, nhân bản nhất và lãng mạn nhất. Thôi thì trăm hoa đua nở.
Ngay từ ngày đầu, chúng ta có những Văn Phụng, Nguyễn Hiền, Y Vân, Nhật
Bằng, Hoàng Trọng, Đoàn Chuẩn, Huyền Linh, Phạm Đình Chương, Ngọc Bích, Đan
Thọ, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Trọng Khương, Tuấn Khanh, Hoài Linh, Phó Quốc Thăng,
Phó Quốc Lân, Canh Thân, Vũ Thành, Vũ Huyến, Hoài An, Thanh Bình, Lê Hoàng
Long, Nhật Bằng…, cùng với những nhạc sĩ miền Nam nổi bật lúc đó, như Phạm Duy
(đã có mặt ở Saigon từ 1951), Lam Phương, Trúc Phương, Châu Kỳ, Nhật
Ngân, Trần Trịnh, Anh Việt Thu, Châu Kỳ, Mạnh Phát, Hoàng Thi Thơ, Nguyễn văn
Đông, Hoàng Nguyên, Anh Việt, Phạm Mạnh Cương, Lê Mộng Bảo, Huỳnh Anh, Trần
Thiện Thanh, Duy Khánh, Khánh Băng, Minh Kỳ, Anh Bằng, Lê Dinh…
Và một số nhạc sĩ trẻ của thời đó như Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Trầm Tử Thiêng, Trường Sa, Trường Hải, Đỗ Lễ, Nguyễn Ánh 9, Thanh Sơn, Bảo Tố, Song Ngọc, Dzũng Chinh, Hàn Châu, Mặc Thế Nhân, Hoàng Trang, Đinh Trầm Ca, Giao Tiên, Thăng Long, Đài Phương Trang… hợp thành một đội ngũ sáng tác ờ miền Nam từ năm 54 cho đến năm 75.
Dù dưới hình thức nào, với bất cứ đề tài nào, nhạc sĩ của miền Nam cũng viết nên những tác phẩm giá trị, nhất là những tình khúc, còn tồn tại, vang dội cho đến ngày nay.
Và một số nhạc sĩ trẻ của thời đó như Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Trầm Tử Thiêng, Trường Sa, Trường Hải, Đỗ Lễ, Nguyễn Ánh 9, Thanh Sơn, Bảo Tố, Song Ngọc, Dzũng Chinh, Hàn Châu, Mặc Thế Nhân, Hoàng Trang, Đinh Trầm Ca, Giao Tiên, Thăng Long, Đài Phương Trang… hợp thành một đội ngũ sáng tác ờ miền Nam từ năm 54 cho đến năm 75.
Dù dưới hình thức nào, với bất cứ đề tài nào, nhạc sĩ của miền Nam cũng viết nên những tác phẩm giá trị, nhất là những tình khúc, còn tồn tại, vang dội cho đến ngày nay.
Trong khi đó, ở miền Bắc nhiều nhạc sĩ như Đỗ Nhuận, Phạm Tuyên, Thuận Yến, Vân An, Trần Hoàn, Lưu Cầu,Trọng Loan, Phong Nhã, Huy Thục,
Lê Lôi, Chu Minh v.v…chủ yếu viêt những bài nhạc tuyên truyền, ca ngợi, cổ động. Cả Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Phan Huỳnh Điểu,
Đỗ Nhuận… cũng bị lôi cuốn trong việc sáng tác lọai nhạc này.
Giai đoạn 54-75 miền Nam chỉ võn vẹn có một bài hát duy nhất
ca tụng cá nhân nguyên thủ quốc gia của Ngọc Bích và Thanh Nam. Đây không phải
là chủ trương của chính phủ đề ra để bắt buộc văn nghệ sĩ sáng tác ca tụng lãnh
tụ, mà đó là ý nghĩ riêng của hai tác giả, vì muốn mang ơn người đã khó khăn
lắm mới đem đến sự an cư lạc nghiệp cho gần một triệu đồng bào di cư, trong đó có hai tác giả. Đây chỉ là một hành
động để nói lên lòng biết ơn thôi)
Từ 75 là một sự tuột dốc thê thảm, nhìn thấy và nghe thấy, không cần phải
đắn đo suy nghĩ khi nói về nền âm nhạc ở Việt Nam bây giờ. Không phải nhìn từ
bên ngoài rồi chúng ta nói thánh nói tướng, muốn nói gì thì nói, nhưng phải nói
rằng sự thật là như vậy. Thử hỏi có ai nghe được hết một câu lời ca trong một
bài nhạc nào đó không? Có ai hiểu ca sĩ hát gì, nói gì trong bài hát đó không?
Còn nhạc thì nghe qua rồi – dù cho nghe 5 lần 7 lượt đi nữa – hỏi có ai nhớ âm
điệu ra sao không, do-ré-mi-fa-sol-la-si thế nào không? Chúng tôi không nói quá
lời đâu. Mở YouTube ra, bấm đại một bài nào đó ở VN ngày nay, quý vị sẽ thấy
ngay lời nói của chúng tôi không mảy may quá đáng. Bấm đại bài của Cẩm Ly hát
đi, thí dụ bài “Chồng xa”, chúng ta sẽ nghe lời lẻ, văn chương quá buồn cười,
trong một bài hát, nghe sao giống như lời đối thọai trong một vở tuồng cải
lương hạng bét:
“Dậy đi mua đồ nấu canh chua
Về cho ba mầy bữa cơm trưa…”
Về âm điệu,
chúng tôi đố khán giả nhớ một câu
nhạc nào đó, trong một bài hát A, B, C nào đó. Tại sao không nhớ được? Xin thưa
vì đó không phải là âm điệu mà là những nốt nhạc khác nhau, bỏ chung vào một
cái túi và rút ra 5, 6, 7 hoặc 8 nốt, rồi ráp lại cho thành một câu nhạc thôi.
Trong khi đó, thử tình cờ lấy một bài nào đó của miền Nam trước 75, như:
”Xuyên lá cành
trăng lên lều vải
Lòng đất ấm
thương tình đôi mươi…”
Hay như:
“Đường vào
tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn…”
Hoặc:
“Thượng đế hỡi
có thấu cho VN này,
Nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài…”
Chúng ta nghe
sao mà tha thiết quá, du dương quá và dễ nhớ, dễ thuộc, dễ thương quá, dù cho
cả đời mình hay một trăm năm sau cũng khó quên được.
Và xin quý vị thử bấm vào tựa một bài hát nào đó ngày nay xem. Thí dụ như
bài: “Xin anh đừng” (đừng cái gì mới được chứ?) Và vô số bài nữa, như
Giấc mơ không phải của anh – Anh sẽ không níu kéo – Anh ba Khía – Ông xã bà xã
– Khi cô đơn em nhớ ai – Anh sai rồi – Quen một ngày cho vui – Em có thể làm
bạn gái anh không – Đừng buông tay anh…, nếu kể thêm, chắc chắn quý độc giả sẽ
bị nhức đầu. Tựa đề của một tác phẩm âm nhạc là như vậy đó sao? Chúng tôi nghĩ
tác giả là những trẻ con, chưa biết nói tiếng Việt hoặc là người đã trưởng
thành nhưng chưa biết viết tiếng Việt. Tựa đề của một bài hát cũng phải nghe cho
được chứ? “Xin anh đừng” rồi thôi, hết.
Về lời ca, mời quý vị nghe ca khúc “Giá như chưa từng quen”. Mới nghe qua
tên ca khúc, chúng ta liên tưởng ngay đến một bài hát khác trước 75, bài “Nếu
ta đừng quen nhau”. Cùng một ý, một nội dung, nhưng người nhạc sĩ miền Nam viết
tựa là: “Nếu ta đừng quen nhau”. Bây giờ, chúng ta hãy xem qua lời ca:
Bài “Giá như
chưa từng quen”:
“Giá như chưa
từng quen, chưa quan tâm nhiều về nhau
Người yêu ơi,
anh không thể nhớ mỗi lần cách xa…”
Còn bài “Nếu ta
đừng quen nhau” có lời ca:
“Nếu ta đừng
quen nhau, thì đời chưa vướng u sầu
Ngày xanh chưa
nhuốm thương đau, màu hoa chưa úa phai màu…”
Chúng tôi để quý vị kết luận. Chúng tôi chỉ thấy “tội nghiệp” cho tác giả
bài “Giá như chưa từng quen” mà thôi.
Nếu quý vị
muốn nghe thêm nữa, thì đây:
“Vì ngày hôm
qua anh đã thấy em ôm hôn một người…
Như muốn cào
xé nát tan trái tim anh…”
Đây là lời ca của bài “Đừng làm anh đau” và xin nói thêm , chỉ có việc “anh
đau” này thôi mà có tới ba bài nhạc khác nhau, của 3 tác giả khác nhau: “Đừng
làm anh đau”, “Em khóc làm anh đau” và “Mưa làm anh đau”. Đó, âm nhạc bây giờ là như thế đó.
Về phần ca sĩ trình bày, phải nói một cách công bằng, vì là nơi đông dân
số, gần 90 triệu người, thì làm sao không có ca sĩ hát hay. Nhưng tiếc thay, có
một số đông chỉ biết la, biết hét, hét toáng lên, khiến người nghe không biết
họ hát cái gì. Và còn nữa, họ hay uốn éo ở chữ cuối câu (fioritures), có người
còn ẹo ở giữa câu, nghe rất khó chịu. Việc điểm fioritures này – tức là láy –
người viết nhạc chỉ dùng khi nào thật cần thiết thôi.
Nếu tác giả không có để thêm nốt fioritures thì ca sĩ đừng có tự động láy, tự động uốn éo, tự động ỏng ẹo cho nó lả lướt, như vậy là lả lướt không đúng chỗ, nghe không thể nào chịu được. Người mình có tài hay bắt chước và bắt chước giỏi. Cái uốn éo này xuất xứ từ nhạc Âu Mỹ, nhưng mà với lời ca tiếng ngọai quốc, và cũng tùy thuộc chữ nào, ý nghĩa ra sao, thì nghe được, chứ cứ uốn éo tự do, uốn éo lung tung, bất kể quân thần thì không hợp với lời Việt chút nào.
Nếu tác giả không có để thêm nốt fioritures thì ca sĩ đừng có tự động láy, tự động uốn éo, tự động ỏng ẹo cho nó lả lướt, như vậy là lả lướt không đúng chỗ, nghe không thể nào chịu được. Người mình có tài hay bắt chước và bắt chước giỏi. Cái uốn éo này xuất xứ từ nhạc Âu Mỹ, nhưng mà với lời ca tiếng ngọai quốc, và cũng tùy thuộc chữ nào, ý nghĩa ra sao, thì nghe được, chứ cứ uốn éo tự do, uốn éo lung tung, bất kể quân thần thì không hợp với lời Việt chút nào.
Một phần việc ca sĩ bây giờ hát khó nghe, lý do cũng tại cách viết lời ca
của đa số những nhạc sĩ “lớp ba trường làng”, “trẻ tuổi tài cao”: chỗ nốt
cao thì để chữ dấu huyền hay dấu hỏi, còn
chỗ nốt thấp thì để chữ dấu sắc, hay dấu ngã. Viết lời ca như thế thì chỉ có
giết ca sĩ mà thôi, bởi ca sĩ không thể nào truyền đạt cho thính giả hiểu được
mình hát cái gì. Hát mà người nghe không hiểu gì thì hát làm chi?
38 năm, một
thời gian đủ để những “đỉnh cao trí tuệ” giết chết tất cả, từ chữ nghĩa văn
chương cho đến âm nhạc. Riêng về âm nhạc, đã vùi dập bao nhiêu công lao của
những người đi trước, trải qua bao thế hệ, từ thời kỳ âm nhạc cải cách, đến
nhạc mới hay tân nhạc, rồi nhạc vàng và nay là nhạc của của thời: “Dậy đi mua
đồ nấu canh chua Về cho ba mầy bữa cơm trưa”.
LÊ DINH